Mục lục

Các Loại Tác Động Trị Bệnh Diện Chẩn Cơ Bản mà các bạn cần nắm vứng, Thiết Bị Diện Chẩn khuyên bạn nên vừa đọc vừa hành, trước khi đọc bài số 6 này thì nên xem lại các bài trước đó để nắm vững kiến thức, muốn thực hành giỏi, nền tảng kiến thức cơ bản phải vứng.

Đông Y có câu: “Thống Tắc Bất Thông-Thông Tắc Bất Thống” có nghĩa là: Đau (bệnh) tức là có sự không lưu thông (về khí huyết), Khí Huyết mà lưu thông thì Không Đau (bệnh).

Các dụng cụ của môn Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp đều dựa trên cơ sở này để tác động vào các vùng và huyệt trên mặt và cơ thể làm cho khí huyết lưu thông. Do đó, tự nhiên phòng và chữa được bệnh làm cho cơ thể khoẻ mạnh.

Đó là nguyên tắc chung. Tuy nhiên, để phát huy được tác dụng của các dụng cụ trong việc bảo vệ sức khoẻ, ta phải biết tác động theo một trong những cách sau đây (hoặc phối hợp với nhau-tùy trường hợp):

  1. Tác Động Tại Chỗ(theo nguyên tắc Cục Bộ)

Đau nhức ở đâu, dùng cây Lăn hay cây Cào tác động tại chỗ bị bệnh.

Ví dụ: Đau lưng dùng cây lăn lăn ngay chỗ đau ởl ưng.

  1. Tác Động Gần Nơi Đang Đau, Nhức, Bệnh (Luật Lân Cận)

Vì một lý do nào đó, mà ta không thể tác động tại chỗ đang Đau/Bệnh, thì ta bắt buộc phải tác động ở chung quanh gần chỗ đau. Tuy không tác động trực tiếp vào chỗ đau, nhưng nó vẫn có ảnh hưởng và làm cho giảm Đau/Bệnh.

Ví dụ: tác động xung quanh mụn nhọt làm cho mụn nhọt bớt sưng đau.

  1. Tác Động Nơi Đối Xứng với Bộ Phận hay Chỗ Đau (Luật Đối Xứng)

Vì hai bên cơ thể đều có liên quan chặt chẽ với nhau, nên tác động ở nơi đối xứng với bộ phận hay vị trí đang đau, sẽ đạt kết quả nhanh chóng.

Ví dụ: đau bắp chân bên phải, lăn bắp chân bên trái ở vị trí đối xứng nơi đang đau.

  1. Tác Động theo Nguyên Tắc “Trước Sau Như Một”

Vì các bộ phận của cơ thể ở vị trí đối nhau (trước và sau) có liên quan mật thiết nên có ảnh hưởng lẫn nhau. Cho nên, tác động nơi này sẽ có ảnh hưởng nơi bộ phận đối bên.

Ví dụ: Bướu ở cổ thì hơ ở Gáy.

  1. Tác Động theo Nguyên Tắc Giao Thoa (Chéo)

Có nghĩa là tác động Chéo.

Ví dụ: Đau cánh tay Trái thì tác động ở chân Mặt (chéo)

  1. Tác Động theo Nguyên Tắc “ Trên Dưới Cùng Bên”

Cụ thể là dùng cây lăn, cây cào hay cây dò huyệt gạch từng đường dài trên da của vùng đau tương ứng trên chân để trị cánh tay đang đau nhức cùng bên.

  1. Tác Động theo Luật Đồng Ứng

(Những bộ phận có hình dạng giống nhau hay tương tự nhau đều có mối quan hệ mật thiết với nhau)

Tìm những bộ phận nào có hình dáng tương tự nhau, rồi tác động bằng dụng cụ Diện Chẩn.

Ví dụ: Khi bị đau Đầu ta có thể dùng cây lăn nhỏ lăn trên mu trên của bàn tay (đang nắm lại), hoặc Đầu gối. Vì Đầu gối và Nắm tay có hình dạng tương tự như Đầu. v.v…

  1. Tác Động theo Luật Phản Chiếu

Tác động theo các đồhình phản Chiếu trên Mặt hay các bộ phận khác trong cơ thể như: Da Đầu, Lưng, Ngực, Bụng, Bàn Tay, Bàn Chân, v.v…

Ví dụ: Đau Lưng dùng cây dò huyệt gạch ởmang Tai hay ởSống Mũi vì hai nơi này phản chiếu Lưng.

Lưu Ý: Muốn cho mau khỏi Bệnh thì nên tác động nhiều lần lên chỗ Đau theo các nguyên tắc trên bằng các dụng cụ diện chẩn như: cây lăn, cây cào, búa gõ, cây dò huyệt, v.v… Nói khác đi, nếu rảnh thì làm.

Nhưng mỗi lần chỉ nên tác động tại một nơi khoảng vài phút để không bị trầy da và nên tác động mỗi chỗ 3 lần cách khoảng (mỗi lần vài phút) sẽ có kết quả tốt hơn là tác động liên tục. Làm nhiều lần trong ngày sẽ đạt kết quả mau chóng và chắc chắn hơn

Tài Liệu Tham Khảo : Bùi Quốc Châu & Hoàng Chu

Ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẽ bài viết này tới thật nhiều người nhé. Nếu có điều kiện hãy mua các dụng cụ diện chẩn tại trang web chúng tôi, để chúng tôi có thêm kinh phí biên soạn nhiều nội dung hơn tới cộng đồng. Xin trân trọng cảm ơn!


Các bài học trước đó bạn có thể cần xem lại:

Bài 1: Cơ sở Lý Thuyết Diện Chẩn.

Bài 2: Các Thuyết Trong Điều Khiển Liệu Pháp.

Bài 3: 4 Bước Khám Bệnh Và Các Kỹ Thuật Khám Bệnh.

Bài 4: Hướng Dẫn Chuẩn Đoán Bệnh Qua Mặt Và Các Huyệt.

Bài 5: Các kỹ thuật trị bệnh trong diện chẩn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *