Diện Chẩn Cơ Bản– Bài 1: Cơ Sở Lý Thuyết Diện Chẩn : Bài này chúng ta sẽ đi bước đầu tiên trong học về Diện Chẩn chính là cơ sở lý thuyết hình thành nên diện chẩn, muốn đi xa hơn và có chiều sâu thì các thuyết cơ bản này là nền tảng để chúng ta có thể suy luận và chữa bệnh, nên cực kỳ quan trọng đó nhé . Chương trình này do thiết bị diện chẩn biên soạn dựa trên các tài liệu diện chẩn của thầy Bùi Quốc Châu và Hoàng Chu và Tạ Minh
Diện chẩn (chẩn đoán vùng mặt) là phương pháp chẩn đoán dựa vào sự khảo sát bằng nhiều hình thức khác nhau như: nhìn bằng mắt, khám bằng tay, hoặc bằng các dụng cụ hay máy móc, nhằm phát hiện những biểu hiện về bệnh lý xuất hiện một cách có hệ thống trên khuôn mặt của bệnh nhân. Những thuyết của diện chẩn được trình bày dưới đây, hầu hết, được xây dựng từ những kinh nghiệm lâm sàng thực tiễn đã được kiểm nghiệm rất nhiều lần, và được phân loại theo 8 bộ như sau :
1. THUYẾT PHẢN CHIẾU
Vũ trụ, xã hội và con người là một thể thống nhất (vạn vật đồng nhất thể). Do đó, con người là sự phản chiếu của vũ trụ (nhân thân tiểu thiên địa). Trong con người, mỗi bộ phận đặc thù (ví dụ như mặt, bàn chân, bàn tay, loa tai, mũi, mắt, v.v…) đều phản chiếu cái tổng thể của nó (tức là cơ thể). Mặt là một bộ phận tiêu biểu, đại diện cho toàn cơ thể. Do đó, mọi trạng thái thu ộc về tâm lý, sinh lý, bịnh lý của con người, đều được biểu hiện trên bộ mặt. Hay nói một cách khác hơn: bộ mặt chính là tấm gươngphản chiếu, ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc, những gì thuộc về phạm vi con người, ở trạng thái tĩnh và động của nó. Thuyết này được áp dụng vào khoa diện chẩn như sau:
Mỗi huyệt trên mặt là điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó.
2. THUYẾT BIỂU HIỆN
Thuyết biểu hiện được biểu hiện qua 3 góc độ:
- Không gian: những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, những gì bên dưới sẽ hiện lên trên.
- Thời gian:
- Những gì sắp xảy ra sẽ được báo trước.
- Những gì đã xảy ra đều lưu lại dấu vết.
- Những gì đang xảy ra đều lưu lại biểu hiện.
- Biểu Hiện Bệnh Lý: những biểu hiện này (xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau) được thể hiện trên mặt một cách có hệ thống và có chọn lọc, được gọi là biểu hiện bệnh lý (hay thông tin bệnh lý). Chúng có tính chất 2 chiều thuận nghịch và đặc biệt nơi có biểu hiện bệnh lý cũng là nơi điều trị bệnh. Ví dụ: tàn nhang nơi mặt là biểu hiện của bệnh lý và cũng là nơi chữa bệnh. Ngoài ra mỗi dạng biểu hiện bệnh lý cho mỗi ý nghĩa khác nhau.
3. THUYẾT PHẢN DIỆN
Theo luật biểu hiện, dấu hiệu bệnh xuất hiện theo tỷ lệ thuận với bệnh trạng hay sự suy kém sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, có sự phản nghịch trong một số trường hợp như sau:
Có quá nhiều dấu vết hay điểm báo bịnh so với bịnh trong cơ thể, hay có quá ít, hoặc không có dấu vết nào báo bịnh, so với bệnh tật đang xẩy ra trong cơ thể. Hiện tượng này, được ví như mạng lưới thông tin từ cơ thể lên mặt bị rối loạn hay tắc nghẽn. Các trường hợp này thường ít có giá trị về mặt chẩn đoán hay trị liệu.
4. THUYẾT CỤC BỘ
Khi một cơ quan hay một bộ phận nào trong cơ thể, có sự bất ổn tiềm tàng, hay đang thời kỳ diễn tiến, thì da tại vùng đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bệnh tương ứng. Quy luật này chi phối trên toàn cơ thể hơn là bộ mặt. Ví dụ: da ở vùng gan có tàn nhang, nốt ruồi (đen hay đỏ) hoặc tia máu có nghĩa là gan có bệnh. Thuyết này khi ứng dụng với phương pháp Diện Chẩn còn được ứng dụng như sau:
Mỗi huyệt ngoài tác dụng ở xa (tới các cơ quan), nó còn có tác dụng cục bộ (tại chỗ) và lân cận nữa. Ví dụ: huyệt 188, ngoài tác dụng làm giảm đau cổ gáy và hạ huyết áp, còn làm sáng mắt (vì ở gần mắt). Huyệt 180, ngoài tác dụng làm giảm đau ngón tay cái, còn có tác dụng làm giảm đau vùng thái dương (vì ở vùng thái dương).
5. THUYẾT ĐỒNG BỘ
Có sự tương ứng về vị trí, số lượng, sắc độ, hình thái và thời kỳ xuất hiện, giữa các loại dấu báo bệnh trên mặt và bên dưới cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi cũng có ngoại lệ: các dấu hiện báo bệnh chỉ xuất hiện một trong hai nơi (hoặc trên mặt hoặc bên dưới cơ thể), hoặc xuất hiện không đồng thời với nhau và có khi không cùng lúc với bệnh, thậm chí xuất hiện rất xa thời kỳ bệnh tật xẩy ra.
6. THUYẾT BIẾN DẠNG
Các dấu hiệu báo bệnh trên mặt không phải bất biến, mà trái lại, thường hay thay đổi tính chất, mầu sắc và hình thái tùy theo thời gian, mức độ (nặng, nhẹ), tình trạng và diễn tiến bệnh tật của từng cá nhân.
Ví dụ: bệnh trạng đang diễn tiến thì tàn nhang hay vết nám nơi vùng da tương ứng với cơ quan hay bộ phận bị bệnh có mầu sắc đậm hơn hoặc bóng hơn. Ngược lại, khi bệnh nơi cơ quan đó thuyên giảm, hay bớt đi, thì vùng da đó có mầu nhạt hơn. Tuy nhiên, vân có một vài trường hợp ngoại lệ như: nốt ruồi ở cạnh nhân trung báo bệnh ở noãn sào, mặc dù chữa hết bệnh tại noãn sào thì nốt ruồi vẫn không biến mất.
7. THUYẾT ĐỒNG ỨNG
Những gì giống nhau hay tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, tìm về, kết chặt và tác động lân nhau.
- Thuyết Đồng Hình Tương Tụ
Những gì có hình dạng tương tự như nhau, thì có liên hệ mật thiết và tác động lân nhau. Ví dụ: cánh mũi có hình dáng tương tự như mông, do đó liên hệ tới mông. Hoặc sống mũi có hình dáng tương tự như sống lưng, do đó có liên hệ tới sống lưng.
- Thuyết Đồng Tính Tương Liên
Những gì có tính chất tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau qua hình thức tăng cường (sinh) hay hoá giải lẫn nhau (khắc).
8. THUYẾT GIAO THOA
Thông thường thì các dấu hiệu chẩn đoán hiện ra ở cùng bên với cơ quan hay bộ phận bị bệnh.
Ví dụ: gờ mày bên mặt của bệnh nhân có dấu hiệu báo bệnh, thì cánh tay bên mặt của bệnh nhân bị đau (vì gờ mày liên hệ tới cánh tay). Nhưng có một số các dấu hiệu chẩn đoán (dấu hiệu báo bệnh) ở vùng mắt, tay, chân, buồng trứng, và mông của đồ hình trên mặt thỉnh thoảng có tính giao thoa đối với một số bệnh nhân. Hiện tượng này, cũng thấy xẩy ra đối với các huyệt ở các vùng và bộ phận nói trên. Trường hợp này, thường có sự gia tăng mức độ nhậy cảm nơi huyệt hoặc tình trạng bệnh đối với các bộ phận nói trên. Ví dụ: chân mày bên phải có tàn nhang, thì cánh tay bên trái có bệnh. Đối với những tình trạng giao thoa này, bệnh trạng thường nặng hơn bình thường.
Trên đây là 8 thuyết căn bản của phương pháp Diện Chẩn. Để đạt được kết quả tốt trên lâm sàng, ngoài việc nắm vững 8 thuyết căn bản trên, người áp dụng còn phải biết linh động vận dụng một cách sáng tạo tùy theo từng ca bệnh.
Tài Liệu Tham Khảo : Bùi Quốc Châu & Hoàng Chu
Ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẽ bài viết này tới thật nhiều người nhé. Nếu có điều kiện hãy mua các dụng cụ diện chẩn tại trang web chúng tôi, để chúng tôi có thêm kinh phí biên soạn nhiều nội dung hơn tới cộng đồng. Xin trân trọng cảm ơn!