Bộ huyệt TRỪ ĐÀM THẤP THỦY được tạo ra vào năm 1990. Có ba yếu tố gây bệnh thường xuất hiện trong nhiều loại bệnh khác nhau là Đàm, thấp và thủy. Chúng gây phiền toái và ngăn trở quá trình điều trị cho bệnh nhân . Sau 3 năm thử nghiệm và truyền bá, bộ huyệt này đã chứng minh hiệu quả của mình, thậm chí với những người học viên ít kinh nghiệm hoặc không có kiến thức về Đông y. Nơi đầu tiên áp dụng bộ huyệt này là tỉnh An Giang và thị xã Long Xuyên, sau khi tác giả thu thập được kết quả lâm sàng tại Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Y học Cổ truyền – Đông y, Đông Kinh Liệt Phố 19B Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP.HCM, trong một chuyến huấn luyện. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sông nước, dẫn đến nhiễm thấp thủy thường xuyên, đặc biệt ở phụ nữ (do thói quen tắm đêm ở ao, rạch sông ngòi).
1. Phác Đồ Trừ Đàm Thấp Thuỷ & Kỹ Thuật Tác Động
Có 3 phác đồ dùng cho 3 mức độ bệnh khác nhau từ nhẹ tới nặng. Lọc thấp là dùng cho trường hợp thấp nhẹ, trừ thấp được dùng cho mức độ thấp trung bình, trục thấp là trường hợp thấp nặng.
- Lọc thấp: 107, 240, 12, 184, 290, 7, 347.
- Trừ thấp: 521, 87, 22 B, 235, 127, 347, 236, 85, 29 (222), 53, 7, 63, 64, 287, 19, 39, 1, 290, 240, 26,103.
- Trục thấp: tác động trọn ụ cằm; bờ môi dưới; bờ môi trên và cánh mũi (giới hạn bởi pháp lệnh), toàn bộ mũi kéo dài lên vùng huyệt 103-175. Phác đồ này được dùng khi cần trục đàm thấp thủy thật mạnh.
Về mức độ bệnh Thấp Thủy cần điều trị nhiều mới có kinh nghiệm phán đoán. Nếu chưa kinh nghiệm các bạn có thể dùng phác đồ lọc thấp trước, nếu không hiệu quả mới tăng dần theo các phác đồ sau.
Chú ý:
- Cần chẩn đoán về hàn nhiệt trước khi điều trị.
- Rất ít khi phải dùng trọn bộ huyệt nêu trên.
- Dò sinh huyệt trước khi tác động.
- Sử dụng que dò có dầu cao trước, nếu không có tác dụng mới sử dụng ngải cứu trong những trường hợp bệnh thuộc hàn.
- Nếu sử dụng que dò thì day mỗi huyệt chừng 30 cái với tinh dầu massage khi bịnh thuộc nhiệt, với dầu cao khi bịnh thuộc hàn.
- Dán cao khi bịnh thuộc thấp-thủy nặng (thường thuộc hàn chứng).
- Nếu sử dụng ngải cứu thì hơ nóng mỗi huyệt 3 lần rồi xoa dầu cao vào huyệt, khi bịnh thuộc hàn nặng.
- Mỗi lần điều trị cần xem xét lại trước khi dùng, đề phòng sự quá liều rất dễ xảy ra.
Nếu chưa có dụng cụ diện chẩn thì bạn có thể mua tại đây:
2. Kinh Nghiệm Thực Tế Bộ Trừ Đàm Thấp Thuỷ
Khi chẩn đoán và điều trị đúng mức độ, bệnh nhân sẽ trải qua các hiện tượng sau:
- Bệnh tình giảm rõ rệt.
- Bệnh nhân có thể bất ngờ bị tiêu lỏng, phân sệt hoặc có phân có đàm nhớt. Có thể có đau bụng nhưng không quá 5 lần mỗi ngày, và việc đi tiêu mang lại sự thoải mái.
- Bệnh nhân cảm thấy khát hơn, nên uống nước ấm hoặc nước sôi nguội, uống từ từ và ngừng khi không cảm thấy khát nữa để tránh tác dụng phụ.
- Bệnh nhân có thể trải qua hiện tượng choáng váng tạm thời sau khi điều trị, nhưng đây là dấu hiệu tốt.
- Bệnh nhân có thể cảm nhận sự tăng cường hoạt động cơ bắp toàn thân, đặc biệt là ở vùng bụng dưới và hai chân.
- Bệnh nhân có thể bị nổi mụn ngứa tạm thời, nhưng điều này sẽ tự hết sau vài ngày đến hai tuần. Đây là quá trình giải độc.
Lưu ý: Nếu bệnh nhân trải qua một số hiện tượng sau đây, đó có thể là tín hiệu của việc chẩn trị sai hoặc tác động quá liều:
- Cảm thấy chán ăn hơn.
- Cảm thấy nóng người, khát nước, hồi hộp tim, khó ngủ.
Để điều trị hiện tượng này, nên sử dụng nước dừa, dưa hấu hoặc thanh long kết hợp với bộ BỔ ÂM HUYẾT để cung cấp huyết dịch cho bệnh nhân.
3. Tác Dụng Bộ Trừ Đàm Thấp Thuỷ
Loại trừ đàm, thấp và nước ứ đọng trong cơ thể bịnh nhân.
4. Bộ Trừ Đàm Thấp Thuỷ Điều Trị Bệnh Nào
- Giải quyết các bệnh do đàm ẩm gây ra hoặc hỗ trợ điều trị khác. Chú ý giữ gìn và phục hồi chính khí của bệnh nhân.
- Dùng để điều trị nhiều bệnh thông thường như ho đàm, thủy thũng, thấp khớp, trúng nước nặng, huyết trắng không nhiễm trùng, béo phì, đại tiện phân nhão và tình trạng ăn kém.
5. Chống Chỉ Định Bộ Trừ Đàm Thấp Thuỷ
- Không nên dùng cho bệnh nhân suy nhược, suy tim, to tim. Tuy nhiên, khi đàm thấp thủy gây bệnh, cần phải trừ chúng để khắc phục các vấn đề liên quan, mặc dù cẩn thận khi thực hiện.
6. Chuẩn Đoán Trừ Đàm Thấp Thuỷ
- Thấp, đàm vốn không hàn không nhiệt. Nhưng rất dễ kết hợp với hàn nhiệt để tạo ra thấp-hàn, thấp-nhiệt, đàm-hàn, đàm-nhiệt. Do đó cần kết hợp với triệu chứng của hàn nhiệt để chẩn đoán và điều trị chính xác.
- Một số triệu chứng thường gặp do thủy, thấp, đàm gây ra:
- Người luôn uể oải mỏi mệt không có lý do.
- Giấc ngủ mê mệt mà không khỏe khi thức giấc.
- Ngủ dễ hay khó thì cũng thức giấc khó khăn. Không tỉnh táo ngay khi thức giấc dù ngủ không thiếu.
- Tứ chi cảm thấy nặng nề hoặc mỏi vô cớ, nhất là lưng và chi dưới.
- Luôn cảm thấy lười biếng.
- Đầu óc không minh mẫn dù không thiếu ngủ hay vận dụng trí óc quá nhiều. Mà trước đây không có hiện tượng này, cũng không bị stress, có nghĩa không hề có vấn đề gì về tinh thần. Cũng không bị thiểu năng tuần hoàn não.
- Thay đổi màu sắc ở da, niêm mạc. Hoặc da mất độ tươi nhuận – theo lứa tuổi.
Phù thũng (ấn vào vùng nhiều thịt ở cổ chân bàn chân bị lõm xuống mà khi thả ra không lồi lên ngay). - Béo phì vô cớ, ăn ít ăn thiếu chất mà vẫn mập. Tuy nhiên với triệu chứng này cần xem xét thêm để loại trừ bệnh ở tuyến Yên.
- Những bệnh thuộc loại xơ hóa, sừng hóa đều thuộc dạng đàm.
7. Chế Độ Sinh Hoạt Ăn Uống Tránh Bị Trừ Đàm Thấp Thuỷ
- Tránh tái nhiễm thủy ẩm trong thời gian điều trị và sau khi điều trị xong khoảng ba tháng.
- Về sinh hoạt, kiêng cữ một số hoạt động như tắm ban đêm, uống nước lạnh, tiếp xúc với nước nhiều, nằm ngủ dưới đất, và tiếp xúc với sức nóng nhiều.
- Về ăn uống: hạn chế thức ăn mát, có chất nhớt như đậu bắp, mồng tơi, rau đay, khoai mỡ, sữa đặc, lòng trắng trứng, cà, măng, các thức chua và mứt.
8. Kết Luận Về Bộ Trừ Đàm Thấp Thuỷ
- Đàm Thấp Thủy có thể tạo ra bất ngờ trong tình trạng dinh dưỡng và sinh hoạt. Thường xuất hiện trong trường hợp có vấn đề sinh lý. Bệnh nhân thường không chú ý vì sự phát triển chậm, đến khi gây hại thì mới nhận biết.
- Đàm Thấp Thủy gây hại và cản trở điều trị bệnh. Việc điều bổ chỉnh đốn sinh lý cơ thể là mục tiêu cuối cùng, nhưng trước hết cần loại bỏ chúng để đạt được mục tiêu này.
- Vì là một phương pháp tấn công nên khi dùng bộ huyệt này chúng ta cần theo dõi kỹ lưỡng diễn tiến lâm sàng để linh hoạt điều chỉnh mức độ điều trị cho thích hợp; để tấn công và dừng lại đúng lúc cùng với đó là bồi bổ (bằng bộ BỔ ÂM HUYẾT hoặc BỔ TRUNG) đúng lúc hầu đạt hiệu quả tốt. Muốn thế xin quý vị lưu ý phần 1 và 2 của bài này.
Nguồn: Tham khảo từ nhật ký thầy Tạ Minh kèm diện chẩn đông y kết hợp.